Dự phỏng vấn tuyển dụng là một thách thức, kể cả khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm.
Bạn đã chuẩn bị trang phục phù hợp và thu hút, phong thái tự tin và chuyên nghiệp, cách trả lời cho những câu hỏi cơ bản. Thế nhưng khi gặp câu hỏi về nhược điểm, bạn vẫn bối rối không biết phải trả lời như thế nào.
Cách trả lời câu hỏi “Nhược điểm của bạn là gì?” là phần rất quan trọng trong mọi cuộc phỏng vấn. Sự thật là, nhà tuyển dụng biết ứng viên sẽ né tránh trả lời câu hỏi về điểm yếu, nên thông tin họ cần không phải là điểm yếu của bạn, mà điều họ muốn là xác định được khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề cũng như khả năng chiến lược qua phương pháp khắc phục hay cải thiện điểm yếu đó của bạn.
Vậy, để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng qua câu hỏi về "nhược điểm", bạn cần:
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn cần phản ánh các yêu cầu, vai trò của vị trí mà bạn ứng tuyển và việc nói về nhược điểm phải dựa vào bản mô tả công việc.
Điểm yếu có thể là những kỹ năng khó trong bản mô tả, bạn cũng nên nhấn mạnh rằng bạn đang cải thiện nó thông qua một khóa học hay chương trình đào tạo nào đó.
Trung thực là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng cần ở ứng viên.
Điểm yếu thì ai trong chúng ta cũng đều có cả, không ai hoàn hảo về mọi mặt. Việc bạn thành thật với những khuyết điểm của mình là một điều tốt. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn không nói những yếu tố liên quan đến kỹ năng cần thiết cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Do vậy, hãy thành thật nhưng cũng phải thật cẩn trọng. Hãy ưu tiên trình bày mọi thứ theo hướng tích cực dù cho nó là những điểm yếu của cá nhân bạn nhé!
Đầu tiên, chọn lọc một điểm yếu mà không ảnh hưởng đến việc nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn.
Tiếp theo, mô tả ngắn gọn về điểm yếu của bạn (đừng quá chi tiết về việc điểm yếu này đã ảnh hưởng tới bạn như thế nào).
Cuối cùng là nói về cách bạn đang cải thiện nó hoặc phương pháp khắc phục nó trong tương lai gần.
Cấu trúc câu trả lời tham khảo: Tôi có nhược điểm là [...]. Hiện tôi đang tìm cách khắc phục nhược điểm đó bằng phương pháp [...].
Ví dụ như: Tôi có một nhược điểm là rất dễ nổi nóng. Khi một người đụng vào đồ đạc của tôi mà tôi chưa đồng ý thì tôi sẽ lập tức la hét hay thậm chí là nặng lời với người đó. Hiện tại tôi đang học một lớp thiền được hơn 2 tháng và tôi nhận thấy rằng cảm xúc của mình đã ổn định hơn nhiều, tôi tin rằng một thời gian sau tôi sẽ không còn dễ nổi nóng và tức giận với người xung quanh nữa.
Cách này được sử dụng khá phổ biến khi nói về điểm yếu khi phỏng vấn, giúp bạn thể hiện sự tinh tế và khéo léo trong ứng xử. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng khi cảm thấy phù hợp, đừng sử dụng nếu như bạn cảm thấy gượng ép khi nói.
Ví dụ, bạn là người cẩn thận từng chi tiết nhỏ, thường xuyên tốn nhiều thời gian cho việc kiểm tra đi, kiểm tra lại công việc để tránh sai sót. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn hiểu đây điểm yếu và đang cố gắng điều chỉnh để không ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Tuy nhiên, thông qua điểm yếu này, nhà tuyển dụng có thể nhận thấy rằng bạn là một người kỹ lưỡng và chú trọng chi tiết trong công việc.
Một số nhược điểm khác bạn có thể tham khảo như:
- Thường khá nhạy cảm và có xu hướng chỉ trích bản thân khi có vấn đề trong công việc.
- Sợ nói trước đám đông.
- Hay ngại ngùng.
- Đôi khi gặp vấn đề liên quan đến sự trì hoãn bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại...
Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ không còn thấy khó khăn khi trả lời câu hỏi về nhược điểm mỗi khi dự phỏng vấn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm việc, hãy truy cập vào CareerBox để tiếp cận được nhiều công việc nhé!
Nguồn: Tổng hợp
>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi về lương cho sinh viên mới ra trường